Các quyết định đảo ngược thuế quan liên tục của Tổng thống Donald Trump đang tiếp tục gây chao đảo thị trường tài chính toàn cầu, và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhiều chuyên gia cảnh báo về nguy cơ suy giảm hoạt động kinh tế trong quý III/2025.
Tuy nhiên, khác với các thị trường truyền thống, thị trường tiền điện tử — đặc biệt là Bitcoin — đang cho thấy một hướng đi riêng, gần như độc lập với các biến động từ chính sách thuế. Theo CEO Huang của Kronos Research, tiền điện tử có thể đóng vai trò như một giải pháp giúp giảm bớt sự bất định trong thương mại cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp.
Chính sách thuế đầy bất ngờ
Chính sách thương mại của Tổng thống Trump trong năm 2025 được đặc trưng bởi chuỗi hành động “đe dọa – hoãn – đảo ngược” thuế quan liên tục.
Hôm thứ Hai, ông Trump gửi thư áp thuế đối ứng lên 14 quốc gia, với mức thuế dao động từ 25% đến 40%. Đồng thời, ông cũng gia hạn việc tạm hoãn các gói thuế quy mô lớn hơn đến tháng 8. Các cuộc đàm phán tiếp theo đang được lên kế hoạch, với thời hạn giữa tháng 7 để chốt các thỏa thuận thương mại tiềm năng.
“Đàm phán thương mại toàn cầu đang bị phân mảnh, khi Mỹ liên tục thay đổi lập trường và đòi hỏi nhiều hơn,” ông Huang chia sẻ.
Một số trường hợp cho thấy áp lực của ông Trump phát huy hiệu quả. Tuần trước, Canada đã nhanh chóng hủy bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số (DST) — mức thuế 3% trên doanh thu kỹ thuật số — chỉ một ngày sau khi Mỹ bất ngờ đình chỉ toàn bộ đàm phán thương mại với nước này.
Thông tin này đã khiến các thị trường tài chính truyền thống phản ứng tích cực. Chỉ số Dow Jones và Nasdaq đều tăng điểm, trong khi S&P 500 đạt mức cao kỷ lục mới. Đồng đô la Canada cũng giữ vững giá trị so với USD.
Tuy vậy, không ít chuyên gia cho rằng những tuyên bố này mang tính chiến thuật đàm phán hơn là leo thang trực tiếp. Dẫu vậy, sự bất định trên diện rộng vẫn đang gây ra nhiều biến động và làm khó cho doanh nghiệp toàn cầu.
Gánh nặng chi phí ngày càng lớn
Một trong những yếu tố gây lo ngại nhất trong chính sách thương mại của Trump là mức thuế tối thiểu 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ – cao gấp 3 đến 4 lần so với giai đoạn trước năm 2025.
“Mức thuế cơ bản hiện tại là một lực cản kinh tế nghiêm trọng. Nó đẩy chi phí doanh nghiệp tăng vọt, bào mòn lợi nhuận và khiến giá tiêu dùng leo thang,” ông Huang nhận định.
Sự thay đổi đột ngột này khiến nhiều doanh nghiệp hoảng loạn, tranh thủ tích trữ hàng hóa và linh kiện ngay sau khi chính quyền Trump công bố các biện pháp thuế vào tháng 2 nhắm vào Canada, Trung Quốc và Mexico. Tuy nhiên, các biện pháp ứng phó này chỉ có thể hỗ trợ trong ngắn hạn.
Theo Trung tâm Chính sách Thuế, các mức thuế mới sẽ bắt đầu tăng mạnh từ đầu tháng 8, bao gồm 48% với quần áo nữ, 40% với sách và 22% với bánh nướng. Trong khi đó, Phòng Ngân sách của Đại học Yale tính toán mức thuế trung bình người tiêu dùng Mỹ phải chịu hiện đã lên đến 18% – cao nhất kể từ năm 1934.
Tác động của thuế quan đối với hàng tiêu dùng | Nguồn: Trung tâm Chính sách ThuếHệ quả là giá tiêu dùng tiếp tục tăng, lợi nhuận doanh nghiệp thu hẹp, và các hộ gia đình thu nhập thấp – trung bình là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
“Chi phí nhập khẩu tăng ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp buộc phải chịu lỗ hoặc đẩy giá bán lên cao,” ông Huang nói thêm.
Bitcoin tách rời khỏi tin tức thuế quan?
Khi làn sóng áp thuế bắt đầu vào tháng 2, thị trường tiền điện tử phản ứng tiêu cực trước những thay đổi liên tục trong chính sách. Khi đó, giá Bitcoin thậm chí đã giảm xuống dưới 80.000 USD – mức thấp nhất kể từ tháng 11/2024.
Tuy nhiên, theo thời gian, khi các quyết định đảo ngược ngày càng trở nên phổ biến, Bitcoin bắt đầu thể hiện sự “miễn nhiễm” với tin tức thuế quan. Một số nhà phân tích cho rằng Bitcoin đang trở thành một công cụ phòng hộ vĩ mô thay vì chỉ là tài sản đầu cơ.
“Bitcoin đang tách rời khỏi tin tức thuế vì nó được xem như một tài sản khan hiếm, phi tập trung, giúp phòng ngừa lạm phát và rủi ro chính sách,” Huang giải thích.
Trong khi các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm điểm sau thông báo thuế mới hôm thứ Hai, giá Bitcoin lại tăng vọt, vượt mốc 118.000 USD – lập đỉnh lịch sử mới.
Blockchain – giải pháp ứng phó trong khủng hoảng thương mại
Bên cạnh biến động giá, công nghệ blockchain cũng mang lại những giải pháp thực tế cho các doanh nghiệp và cá nhân đang phải xoay sở trong bối cảnh thương mại đầy bất ổn.
Blockchain giúp khắc phục những hạn chế cố hữu của chuỗi cung ứng truyền thống vốn thường kém minh bạch và dễ bị ảnh hưởng bởi chính sách thay đổi.
“Blockchain mang lại khả năng theo dõi minh bạch và bất biến cho từng giao dịch và lô hàng trong chuỗi cung ứng,” ông Huang cho biết. “Sự minh bạch theo thời gian thực giúp phát hiện điểm nghẽn, xác minh nguồn gốc và hạn chế gian lận – đặc biệt hữu ích trong một thế giới đầy rủi ro thương mại như hiện nay.”
Các doanh nghiệp có thể xác minh nguồn gốc sản phẩm, theo dõi hàng hóa tức thời và tránh được các khoản phạt hoặc chậm trễ không đáng có. Điều này tạo ra khả năng thích ứng nhanh với các quy định mới.
Trong bối cảnh bất ổn kinh tế kéo dài, nhiều người đang dần tìm đến các giải pháp công nghệ gắn liền với tiền điện tử để bảo vệ tương lai tài chính của mình.
This page may contain third-party content, which is provided for information purposes only (not representations/warranties) and should not be considered as an endorsement of its views by Gate, nor as financial or professional advice. See Disclaimer for details.
Thuế quan vs Bitcoin: Phản ứng của tiền điện tử với chính sách Trump
Các quyết định đảo ngược thuế quan liên tục của Tổng thống Donald Trump đang tiếp tục gây chao đảo thị trường tài chính toàn cầu, và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhiều chuyên gia cảnh báo về nguy cơ suy giảm hoạt động kinh tế trong quý III/2025.
Tuy nhiên, khác với các thị trường truyền thống, thị trường tiền điện tử — đặc biệt là Bitcoin — đang cho thấy một hướng đi riêng, gần như độc lập với các biến động từ chính sách thuế. Theo CEO Huang của Kronos Research, tiền điện tử có thể đóng vai trò như một giải pháp giúp giảm bớt sự bất định trong thương mại cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp.
Chính sách thuế đầy bất ngờ
Chính sách thương mại của Tổng thống Trump trong năm 2025 được đặc trưng bởi chuỗi hành động “đe dọa – hoãn – đảo ngược” thuế quan liên tục.
Hôm thứ Hai, ông Trump gửi thư áp thuế đối ứng lên 14 quốc gia, với mức thuế dao động từ 25% đến 40%. Đồng thời, ông cũng gia hạn việc tạm hoãn các gói thuế quy mô lớn hơn đến tháng 8. Các cuộc đàm phán tiếp theo đang được lên kế hoạch, với thời hạn giữa tháng 7 để chốt các thỏa thuận thương mại tiềm năng.
“Đàm phán thương mại toàn cầu đang bị phân mảnh, khi Mỹ liên tục thay đổi lập trường và đòi hỏi nhiều hơn,” ông Huang chia sẻ.
Một số trường hợp cho thấy áp lực của ông Trump phát huy hiệu quả. Tuần trước, Canada đã nhanh chóng hủy bỏ thuế dịch vụ kỹ thuật số (DST) — mức thuế 3% trên doanh thu kỹ thuật số — chỉ một ngày sau khi Mỹ bất ngờ đình chỉ toàn bộ đàm phán thương mại với nước này.
Thông tin này đã khiến các thị trường tài chính truyền thống phản ứng tích cực. Chỉ số Dow Jones và Nasdaq đều tăng điểm, trong khi S&P 500 đạt mức cao kỷ lục mới. Đồng đô la Canada cũng giữ vững giá trị so với USD.
Tuy vậy, không ít chuyên gia cho rằng những tuyên bố này mang tính chiến thuật đàm phán hơn là leo thang trực tiếp. Dẫu vậy, sự bất định trên diện rộng vẫn đang gây ra nhiều biến động và làm khó cho doanh nghiệp toàn cầu.
Gánh nặng chi phí ngày càng lớn
Một trong những yếu tố gây lo ngại nhất trong chính sách thương mại của Trump là mức thuế tối thiểu 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ – cao gấp 3 đến 4 lần so với giai đoạn trước năm 2025.
“Mức thuế cơ bản hiện tại là một lực cản kinh tế nghiêm trọng. Nó đẩy chi phí doanh nghiệp tăng vọt, bào mòn lợi nhuận và khiến giá tiêu dùng leo thang,” ông Huang nhận định.
Sự thay đổi đột ngột này khiến nhiều doanh nghiệp hoảng loạn, tranh thủ tích trữ hàng hóa và linh kiện ngay sau khi chính quyền Trump công bố các biện pháp thuế vào tháng 2 nhắm vào Canada, Trung Quốc và Mexico. Tuy nhiên, các biện pháp ứng phó này chỉ có thể hỗ trợ trong ngắn hạn.
Theo Trung tâm Chính sách Thuế, các mức thuế mới sẽ bắt đầu tăng mạnh từ đầu tháng 8, bao gồm 48% với quần áo nữ, 40% với sách và 22% với bánh nướng. Trong khi đó, Phòng Ngân sách của Đại học Yale tính toán mức thuế trung bình người tiêu dùng Mỹ phải chịu hiện đã lên đến 18% – cao nhất kể từ năm 1934.
“Chi phí nhập khẩu tăng ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp buộc phải chịu lỗ hoặc đẩy giá bán lên cao,” ông Huang nói thêm.
Bitcoin tách rời khỏi tin tức thuế quan?
Khi làn sóng áp thuế bắt đầu vào tháng 2, thị trường tiền điện tử phản ứng tiêu cực trước những thay đổi liên tục trong chính sách. Khi đó, giá Bitcoin thậm chí đã giảm xuống dưới 80.000 USD – mức thấp nhất kể từ tháng 11/2024.
Tuy nhiên, theo thời gian, khi các quyết định đảo ngược ngày càng trở nên phổ biến, Bitcoin bắt đầu thể hiện sự “miễn nhiễm” với tin tức thuế quan. Một số nhà phân tích cho rằng Bitcoin đang trở thành một công cụ phòng hộ vĩ mô thay vì chỉ là tài sản đầu cơ.
“Bitcoin đang tách rời khỏi tin tức thuế vì nó được xem như một tài sản khan hiếm, phi tập trung, giúp phòng ngừa lạm phát và rủi ro chính sách,” Huang giải thích.
Trong khi các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm điểm sau thông báo thuế mới hôm thứ Hai, giá Bitcoin lại tăng vọt, vượt mốc 118.000 USD – lập đỉnh lịch sử mới.
Blockchain – giải pháp ứng phó trong khủng hoảng thương mại
Bên cạnh biến động giá, công nghệ blockchain cũng mang lại những giải pháp thực tế cho các doanh nghiệp và cá nhân đang phải xoay sở trong bối cảnh thương mại đầy bất ổn.
Blockchain giúp khắc phục những hạn chế cố hữu của chuỗi cung ứng truyền thống vốn thường kém minh bạch và dễ bị ảnh hưởng bởi chính sách thay đổi.
“Blockchain mang lại khả năng theo dõi minh bạch và bất biến cho từng giao dịch và lô hàng trong chuỗi cung ứng,” ông Huang cho biết. “Sự minh bạch theo thời gian thực giúp phát hiện điểm nghẽn, xác minh nguồn gốc và hạn chế gian lận – đặc biệt hữu ích trong một thế giới đầy rủi ro thương mại như hiện nay.”
Các doanh nghiệp có thể xác minh nguồn gốc sản phẩm, theo dõi hàng hóa tức thời và tránh được các khoản phạt hoặc chậm trễ không đáng có. Điều này tạo ra khả năng thích ứng nhanh với các quy định mới.
Trong bối cảnh bất ổn kinh tế kéo dài, nhiều người đang dần tìm đến các giải pháp công nghệ gắn liền với tiền điện tử để bảo vệ tương lai tài chính của mình.
Thạch Sanh